Xây dựng thương hiệu là cách tạo ra nhận thức về doanh nghiệp của bạn, và nó đề cập tới Chiến lược thương hiệu, nhận diện thương hiệu và tiếp thị thương hiệu, đó là phạm vi rộng lớn.
Tuy nhiên bài viết này đề cập đến việc khuếch đại thương hiệu, cải thiện sự hiện diện brand trên các nền tảng online cho doanh nghiệp và các cá nhân.
Làm nổi bật những hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân trên môi trường online giống như bạn đã thực sự hoạt động tốt trong thế giới thực, đã chứng minh được bạn là một tổ chức uy tín, là một nguồn chuyên gia, tạo được niềm tin nơi khách hàng, độc giả của bạn.
Bài viết này sẽ giúp bạn thể hiện được những điều đã làm được trong thế giới thực lên trên thế giới trực tuyến.
Nội dung:
Tại sao cần tăng cường hiện diện Brand cho tổ chức và cá nhân trên môi trường online?
Làm cách nào để cải thiện hiện diện Brand với Entity
- #1. Những cách cải thiện hiện diện thương hiệu Doanh nghiệp/Tổ chức trên môi trường online
- #2. Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cải thiện hiện diện online
- #3. Khai báo các MXH trên website của bạn bằng Schema
- #4. Thúc đẩy INDEX Google cho các page Profile MXH và Web blog 2.0
- #5. Share Content: Cách Post Content liên quan, hữu ích lên WEB 2.0 và Social
Trước tiên chúng ta cần một câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao bạn nên xây dựng thương hiệu online”
1. Tại sao cần tăng cường hiện diện Brand cho tổ chức và cá nhân trên môi trường online?
Cải thiện sự hiện diện trên môi trường online, cũng tác động lớn đến cơ hội hiển thị trên các nền tảng online lớn trên thế giới như Google cụ thể là trên SERPs của Google Search, Google Maps, Google My Business, Google News, Google App, vv
Sự hiện diện online cũng như hiện diện trong đời thực, bạn cần chứng tỏ rằng mình là một đơn vị có thẩm quyền về lĩnh vực của bạn, ví dụ trong thế giới thực doanh nghiệp của bạn dẫn đầu thị trường về phân khúc nhà ở chung cư cao cấp.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các nền tảng công nghệ hàng đầu hiện nay như Google các hệ thống về Bất động sản, họ hiểu được điều này như trong thực tế.
Chúng ta cùng tìm hiểu qua về Google một công ty có tham vọng lớn và sứ mệnh của họ là “Sắp xếp thông tin của thế giới làm cho thông tin đó trở nên hữu ích, và có thể truy cập được khắp toàn cầu”.
Mục tiêu của Google là Tổ chức thế giới thông tin không chỉ thế giới website
Google với tham vọng tổ chức thông tin thế giới và họ muốn mô hình hóa các tất cả mọi thứ (Things) và mối quan hệ của chúng trong đời thực vào môi trường online, tất cả các sự vật hiện tượng đời thực họ gọi là ENTITY (thực thể) và có họ có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ ENTITY.
Google sử dụng Knowledge Graph (Đồ thị tri thức) lý thuyết về đồ thị để mô hình hóa thực thể, mỗi Entity là một NODE trong đồ thị, nó có mối quan hệ, có trọng số (salience) để làm cơ sở xếp hạng.
Google Search sử dung Entity để xếp hạng cho Brand, Content của bạn |
Search engine của Google dần trở thành một cái “máy trả lời” cho bất kỳ câu hỏi nào của người dùng, và nhiệm vụ của Google là tìm ra được câu trả lời đáng tin cậy từ những tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền (Authority)
Knowledge Graph: Đồ thị tri thức một “cỗ máy trả lời”
Sơ đồ tri thức là kho lưu trữ thông tin Entity khổng lồ, là môi trường của Entity thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể trong đó
- Xem thêm về Knowledge Graph: knowledge graph la gi
Và Entity là đối tượng để Google quản lý thông tin của thế giới, Trong Bản đồ Tri thức Entity thể hiện là một NODE trong đồ thị quan hệ
Entity: Google xếp hạng dựa trên Thực thể
Entity là bất kể một sự vật nào đó, một điều gì đó (Thing) hay một khái niệm duy nhất, độc đáo, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được.
Google Hiểu được Entity qua mối quan hệ của nó, xem thêm tại đây |
Entity được phân biệt bởi những yếu tố sau:
- Là thực thể được định danh duy nhất bằng ID,
- Mối quan hệ với các thực thể khác (Relationship)
- Có các thuộc tính đặc trưng (Features)
- Entity được đánh trọng số dùng để xếp hạng (Salience)
Entity được xếp hạng dựa theo các tiêu chí:
- Sự liên quan
- Mối quan hệ (có trọng số)
- Mức độ nổi tiếng
- Sự đóng góp
- Giải thưởng
Tìm hiểu về chi tiết về Entity, tại sao nó rất quan trọng
Ví dụ về Entity
- Nó là mọi thứ (Things)
- Công ty, tổ chức, doanh nghiệp
- Cá nhân, tác giả, con người
- 1 đồ vật
- Một bài viết
- Một đoạn văn
- Một từ trong đoạn văn (Xem cách Google Trích xuất Entity trong văn bản)
Thêm một ví dụ minh họa
Công ty sản xuất phim ảnh Walt Disney, họ có những bộ phim bom tấn, những bộ phim đó có sự tham gia của những diễn viên nổi tiếng như Harrison Ford nó được Google mô hình hóa theo mô hình đồ thị với mỗi thực thể là 1 NODE trong hình dưới đây.
2. Làm cách nào để cải thiện hiện diện Brand với Entity
Để làm cho Entity (Doanh nghiệp hoặc cá nhân) được nổi bật trong môi trường trực tuyến. Bạn cần xây dựng và cải thiện sự hiện diện thương hiệu trên môi trường trực tuyến thông qua các chiến lược tiếp thị, tương tác và xây dựng cộng đồng như:
- SEM = SEO & PPC: Chiến lược tiếp thị công cụ tìm kiếm
- Content marketing: Chiến lược tiếp thị Content
- Social marketing
- Email marketing
- Quảng cáo trả phí
- Inbound marketing
- Influencer marketing
- Affiliate marketing
- Xây dựng cộng đồng
Trọng số Brand (Entity) của bạn có NẶNG KÝ hay không phụ thuộc vào cách bạn làm NỔI BẬT nó, và dưới đây là những cách giúp cải thiện authority cho Brand của bạn:
#1. Những cách cải thiện hiện diện thương hiệu Doanh nghiệp/Tổ chức trên môi trường online
- Xây dựng Content hữu ích (Topic Cluster) SÂU & RỘNG – Cấp CHUYÊN GIA, quan trọng là đáp ứng được mục đích của đối tượng mục tiêu.
- Content truyền tải thông điệp, thông tin về Brand của bạn
- Làm NỔI BẬT những điều đối tượng mục tiêu Yêu thích và Tin tưởng ở bạn
- Những lợi thế gì về Brand, sản phẩm, dịch vụ của bạn khác biệt so với đối thủ
- Brand của bạn tồn tại để giải quyết vấn đề gì? Tại sao mọi người nên quan tâm tới nó?
- Những trải nghiệm thú vị của khách hàng về thương hiệu của bạn
- Hãy dùng content để truyền tải tất cả những điều tốt đẹp, tích cực, và những GIÁ TRỊ mà thương hiệu của bạn mang lại cho khách hàng, Content có thể thể hiện bằng TEXT, VISUAL, VIDEO hay bất kể hình thức phương tiện nào truyền tải một cách ẤN TƯỢNG và tiếp cận tốt cho người dùng.
- Xây dựng LINKs có liên quan với anchor text là BRAND (làm nổi bật brand trong mắt Google search)
- Thêm Schema đánh dấu Dữ liệu có cấu trong mã HTML báo cho Google biết
Build Entity Off-site (bên ngoài site) của bạn
- Có được những Backlink chất lượng, từ nguồn liên quan từ những nguồn UY TÍN, Brand của bạn được dùng trong anchor text của backlink này. Những liên kết này thể hiện mối quan hệ hay kết nối Brand (Entity) của bạn.
- Tạo tài khoản Google My Business xây dựng Brand đồng nhất, khớp trồng 3 yếu tố NAP:
- Name (brand)
- Address
- Phone Number
- Cập nhật thông tin thường xuyên cho GMB
- Nhất quán BRAND: LOGO, BANNER, COVER, thông điệp, trên các nơi khác nhau
- Tạo các tài khoản Profile MXH (NHẤT QUÁN về BRAND, NAP)
- Brand khớp với Brand trên GMB
- Các thông tin NAP nếu khai báo cần trùng khớp trên GMB
- Dẫn Link về homepage của website, nếu custom anchor nên sử dụng (Name brand)
- Tạo các trang web 2.0 miễn phí như: Blogspot, Medium, WordPress, vv
- Sử dụng các nền tảng của Google để tăng hiện diện thương hiệu:
- Google Site
- Google Doc
- Google Blogspot
- Google Map (GMB được xác thực)
- Google News
- Review: đánh giá, nhận xét phản hồi tích cực về thương hiệu của bạn
- Google Map
- Các nền tảng MXH phổ biến
- Có được những đánh giá tốt (làm cách nào để độc giả sử dụng dịch vụ review thực, tặng quà, khuyến mãi, nhờ người quen, vv)
- Tạo một tài khoản Wikidata.org
- Tạo một trang Wikipedia
- Share Content: chứng minh bạn là một nguồn CHUYÊN GIA, ĐÁNG TIN CẬY
- Content của bạn
- Content được Curate
- Chứng minh được Chuyên Môn trong ngành là một nguồn EXPERT
- Tương tác (Đóng góp)
- Liên kết với Nơi đăng ký doanh nghiệp, nghề nghiệp, lĩnh vực
- Directory Listing: Được liệt Kê trong danh sách các Danh mục về lĩnh vực đó.
- Guest Post: post các bài build brand trên những trang chuyên ngành có kiểm duyệt.
- Title, Desc, Body chứa tên Brand, NAP, Lĩnh vực hoạt động
- HAPO (Help A Reporter Out) gửi các báo cáo thông tin chuyên ngành tới một phóng viên, nhà báo cung cấp thông tin cho họ để họ publish thông tin (có đề cập tới Brand report)
- Có được những Bằng chứng/Chứng thực Social tích cực
- JOIN vào các GROUP chuyên ngành UY TÍN
- Đóng góp
- Tương tác
- Hỗ trợ
- Mục đích CHỨNG MINH được 1 BRAND UY TÍN, TIN CẬY, NGUỒN CHUYÊN GIA (BUILD Authority)
#2. Cách xây dựng thương hiệu Cá nhân cải thiện hiện diện online
Build thương hiệu cá nhân trực tuyến giúp bạn chứng minh minh là một CHUYÊN GIA thực sự trong ngành của mình với 3 yếu tố E-A-T (Chuyên môn, Thẩm quyền, và Đáng tin cậy)
Một đơn vị (công ty, tổ chức) có nhiều thành viên (cá nhân) chuyên nghiệp đơn vị đó được đánh giá cao trong mắt của Google, họ có những thuật toán để trích xuất các ENTITY (đơn vị hoặc cá nhân) để đánh giá mức ảnh hưởng online, những đóng góp online, và mức độ chuyên môn của 1 Brand tổ chức hay cá nhân.
MỘT TỔ CHỨC MẠNH (Business) CÓ NHIỀU CÁ NHÂN GIỎI (CHUYÊN GIA)
Từ đó làm cơ sở để Google xếp hạng dựa vào trọng số của entity trong Google tìm kiếm, và hiển thị trên các nền tảng khác của Google như Google Map, Google News, Discovery, Google Event, Google Bookmark, Google Drive, Google Play, Google Photo, vv
Những bước để xây dựng thương hiệu cá nhân online (Build Authority):
- Tạo trang profile author (cá nhân) trên website chính
- Tạo các trang blog cá nhân từ WEB 2.0 miễn phí
- Tạo các profile mxh, đăng tải chia sẻ Content chuyên môn
- Chia sẻ content chứng minh về Chuyên môn (Show Expertise), conten đươc đăng tải lên các trang Blog cá nhân trên các nền tảng free như Google Site, Google Blogspot, Medium, Reddit, Quora, Linkedin, WordPress, vv
- Tham gia vào các Group cộng đồng về chuyên ngành (có tiếng)
- Thu hút các thành viên khác, tương tác, comment (Thảo luận) về các Post của bạn
- Hỗ trợ người khác gặp vấn đề về chuyên môn của bạn
- Đăng bài (Guest post) lên các trang chuyên ngành (có authority cao) cho phép đăng bài, ví dụ marketing có trang brandsvietnam.
- Tạo dựng được niềm tin từ độc giả (Trustworthiness)
1) Tạo trang Profile Author chính trên website
Khai báo thông tin chân thực, và chuyên nghiệp
- Hình ảnh
- Mô tả cá nhân
- Chuyên môn, chuyên ngành
- Bằng cấp, liên kết để xác thực được đơn vị cấp (nếu được)
- Các giải thưởng
- Thông tin liên hệ, Tên, email, SĐT (nếu được)
- Tổ chức/công ty đang làm việc
- Link các trang mạng xã hội phổ biến (public hoặc ẩn trong code)
- Các thành tích nổi bật về CHUYÊN MÔN đã đạt được trong ngành, trong công ty
- Các nội dung trên trang do cá nhân (author) tạo ra dẫn link tới Page này
- Từ page author dẫn link về page trang chủ của website
- Sử dụng những thông tin author tại trang profile này đồng nhất trên các trang profile MXH, và các nơi khác
2) Tạo các Site WEB 2.0 Free trên các nền tảng, Đồng nhất về thông tin NAP
- Google Site, Google Blogspot, Medium, Linkedin (article), WordPress, Bussiness.site, vv
- Tạo page Profile, dẫn link về Profile gốc trên website
- Tên có thể để: Dung Hoang hoặc Dung Hoang Chuẩn Web
- Tạo các post đăng tải 1 phần content Gốc, content được curate
- Author nào đăng content của bạn đó, dẫn link nguồn về link bài gốc cuối trang, dùng link trần (url của bài gốc), và có gắn hashtag là Brand của công ty.
- Mỗi tuần cần 1-2 post trên những site này, duy trì đều trong 6 tháng, sau thời gian đó tần suất post trên tháng có thể chỉ cần từ 1-2 post.
Tham khảo: 100 trang WEB 2.0 để build ENTITY và kiếm backlink
Tạo profile các mạng xã hội phổ biến
Tạo các account trên các trang mạng xã hội phổ biến, các thông tin về Profile sử dụng đồng nhất như khai báo trên Profile chính tại website.
- Youtube
- Google Podcast
- Tiktok
- Quora
- Tumblr
- Zing me
- Zalo
- Vv
Tham khảo: Hơn 100 MXH giúp tăng cường Brand Entity
3) Join vào các Cộng đồng chuyên ngành, Facebook, forum
- Học thuật chuyên sâu, chuyên gia
- Group của khoa, của trường nơi bạn đã học
- Group về lĩnh vực cho người dùng phổ thông
- Đăng tải content hữu ích
- Tương tác, đóng góp, giúp đỡ
- Show được Expertise, chứng minh được là CHUYÊN GIA về lĩnh vực của bạn.
- Online có thể thấy hơi ảo hơn Offline (nhưng cần chân thực)
4) Đóng góp các Bài viết Trên những website chuyên ngành
- Chứng minh chuyên môn (chuyên gia)
- Từ những nguồn kiểm duyệt, khó có thể đạt được như các bài viết chuyên môn, chuyên sâu của những người sắp làm Luận án tiến sĩ, cần đăng 3 bài trên các trang chuyên ngành quốc tế nơi được kiểm duyệt đánh giá bởi nhiều chuyên gia. Những thứ khó ĐẠT được thường được đánh giá cao hơn
#3. Khai báo các MXH trên website của bạn bằng Schema
Khi thực hiện xong việc tạo các Profile của Doanh nghiệp và Cá nhân bước tiếp theo bạn cần khai báo ENTITY để Google nhận diện và xác định ra mối quan hệ của các ENTITY này trên các nền tảng khác.
Sử dụng Schema đánh dấu dữ liệu để khai báo ENTITY cho các mạng xã hội mà Brand của bạn hiện diện trên đó.
Khai báo Brand Entity của của bạn qua schema với type là organization |
Sử dụng Schema để khai báo ENTITY cho Doanh nghiệp hay tổ chức của bạn thông qua các thuộc tính của Schema.
Schema với type Organization để khai báo Entity cho doanh nghiệp.
Khai báo tên người sáng lập (founder) công ty (tạo các profile MXH cho founder)
sameAs: liệt kê danh sách liên kết mạng xã hội của bạn đã tạo
Khai báo Entity của Chuẩn Web bằng đánh dấu dữ liệu được cấu trúc với schema. |
Tương tự như vậy khai báo ENTITY cho Cá nhân thông qua schema.
#4. Thúc đẩy INDEX Google cho các page Profile MXH và Web blog 2.0
Việc các trang trên mạng xã hội và các trang web blog 2.0 được INDEX sẽ giúp Google thấy Brand của bạn hiện diện và phủ nhiều trên các nền tảng khác. Trước tiên phải vào được chỉ mục của Google Search điều này sẽ giúp Google thấy được mối quan hệ và sự tương tác và hoạt động của Brand Entity của bạn.
Các profile MXH và cac trang blog 2.0 miễn phí để tự nhiên rất ít khả năng được Google lập chỉ mục (INDEX) do vậy bạn cần làm một số thao tác để có thể lập chỉ mục cho các page này.
Một số mẹo giúp các page này được INDEX cao hơn:
- Sử dụng các công cụ (Tools) làm cho nó index nhanh hơn như: Larindex, Resys.org
- Giữa các profile social, blog 2.0 trên mỗi nơi brand hiện diện, thực hiện kết nối chéo tới các nền tảng khác, mỗi nơi nên kết nối tới 3-5 link profile của cái khác, tạo sự kết nối giữa các Brand entity.
- Các link profile MXH phổ biến bạn thêm vào Schema tại mục #3 có khả năng sẽ được index nhanh hơn.
- Từ website chính của bạn trên những trang nào có ngữ cảnh phù hợp bạn có thể dẫn link tới những link profile MXH, Blog 2.0 phổ biến để hỗ trợ INDEX nhanh hơn.
- Để kiểm tra những page đó được index chưa bạn vào chrome sử dụng lệnh, site:link-profile của bạn, ví dụ kiểm tra link profile của seothetop trên twitter gõ site:your-link
- Nếu xuất hiện trong Google Search như hình dưới thì page đã được indexed, còn chưa bạn cần thêm link tới page đó và chờ thêm thời gian.
Lưu ý: một số nền tảng MXH không được Google Index
#5. Share Content: Cách Post Content liên quan, hữu ích lên WEB 2.0 và Social
Việc chia sẻ và đăng tải content để chăm sóc các Page này sẽ giúp Google thấy là bạn hiện diện và hoạt động thực sự, nhưng điều quan trọng hơn là thu hút được đối tương mục tiêu tham gia và tương tác với Brand của bạn trên các nền tảng này sẽ được đánh giá cao hơn.
Dưới đây là những mẹo hay để đăng tải Content thu hút và có được tương tác:
- Thể hiện Content theo từng thể loại khác nhau như Text, Visual, Video, Audit để chia sẻ trên các nền tảng phù hợp.
- Sử dụng phương pháp Curate Content sử dụng và biên tập lại content của bạn, content được xếp hạng tốt của đối thủ trong ngành để chia sẻ lại.
- Nội dung chia sẻ được curate có thể là tóm tắt, hoặc một phần của Content gốc, số từ khoảng 150-1.000 từ tùy thuộc mạng xã hội. Trong content chia sẻ này bao gồm Hashtag là Brand của Công ty và phần cuối có gắn Link trần là URL của content gốc trên website của bạn.
- Mục tiêu của bước này là bạn chia sẻ content thu hút được đối tượng tham gia, like, share, comment, follow và điều quan trọng nhất là có thể hướng họ về nội dung gốc của bạn trên website chính. Để thực hiện được điều này bạn cần thêm một số những kỹ năng viết những post dạng marketing và sử dụng Call To Action, tham khảo 16 kỹ thuật viết copywriting thúc đẩy tương tác tại đây
3. Tóm lại
Để cải thiện sự hiện diện online cho doanh nghiệp và cá nhân đúng như thật (trong môi trường thế giới thật), bạn cần thể hiện hay chứng minh được chuyên môn như một CHUYÊN GIA (Expertise), như một nguồn TIN CẬY có Thẩm quyền (Authority), qua đó từng bước tạo dựng được lòng tin nơi đối tượng mục tiêu của bạn.
Từ đó các nền tảng online như Google, Facebook, vv sẽ dựa vào kết quả tương tác của Brand với người dùng mục tiêu để làm cơ sở đánh giá Brand của bạn có thực sự hoạt động tốt hay không.
Chúc bạn thành công!
Dung Hoang, Chuẩn Web
Bài viết liên quan: