Thẻ meta description là một thẻ trong HTML, thường dùng để tóm tắt nội dung của một trang. Các công cụ tìm kiếm hiển thị mô tả meta trong kết quả tìm kiếm chủ yếu khi tìm cụm từ được chứa trong mô tả. Tối ưu thẻ mô tả meta là một khía cạnh rất quan trọng của SEO onpage.
Mục lục:
- Code HTML
- Chiều dài tối ưu
- Định dạng tối ưu
- Mục đích của thẻ mô tả
- Thẻ mô tả có là Yếu tố xếp hạng của Google?
Cách viết thẻ Meta Description tối ưu nhất
- Viết lời quảng cáo hấp dẫn
- Tránh trùng lặp thẻ mô tả meta
- Mô tả meta nên có lời kêu gọi hành động tích cực
- Nó phải phù hợp với nội dung của trang
- Nó nên chứa từ khoá mục tiêu
- Không bao gồm dấu ngoặc kép
- Đôi khi sẽ tốt hơn nếu không viết thẻ mô tả meta
Đau đầu: Khi các công cụ tìm kiếm không sử dụng mô tả meta của bạn
Meta Description là gì?
Meta Description là một thẻ trong HTML mô tả thông tin tóm tắt ngắn gọn của một trang web tới công cụ tìm kiếm và người dùng. Do vậy mô tả Meta nên viết xúc tích và chứa nội dung quan trọng nhất, chúng là xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm giúp người dùng quyết định viếng thăm site của bạn hay không, do vậy nó như là cơ hội để bạn viết như lời quảng cáo hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào truy vấn của người dùng, Google có thể chọn văn bản cho mô tả meta từ các khu vực khác trên trang của bạn để đưa ra kết quả tốt hơn cho truy vấn của người tìm kiếm.
Ví dụ:
thẻ meta description xuất hiện trong SERP |
Code HTML
Thẻ meta description đặt trong cặp thẻ <head> của mã HTML
<head>
<meta name=”description” content=”Đây là ví dụ về thẻ meta description. Nội dung trong thẻ meta description sẽ thường xuất hiện trong kết quả của các trang tìm kiếm.”>
</ head>
Google nói rằng: “Thẻ meta là một cách tuyệt vời để bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin về trang web của mình. Thẻ meta được thêm vào phần <head> trên trang HTML của bạn”
Xem Google nói về thẻ meta tại: https://support.google.com/webmasters/answer/79812?hl=vi
Chiều dài tối ưu
Mô tả meta có thể là bất kỳ độ dài nào nhưng Google thường cắt đoạn văn khoảng 300 ký tự trên desktop và 200 ký tự tren mobile ( giới hạn này từ tháng 12 năm 2017). Tốt nhất bạn nên viết thẻ mô tả từ 50-300 ký tự.
Lưu ý rằng độ dài “tối ưu” sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống và mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và thúc đẩy tỷ lệ nhấp chuột.
Định dạng tối ưu
Thẻ mô tả Meta, mặc dù không là yếu tố xếp hạng trực tiếp của công cụ tìm kiếm, nhưng rất quan trọng trong việc thu hút người dùng click từ SERPs. Những đoạn văn ngắn này là cơ hội để bạn “quảng cáo” nội dung tới người tìm kiếm, và họ sẽ quyết định liệu nội dung có liên quan và chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.
Mô tả meta của trang nên viết theo cách tự nhiên, tích cực, không spam, sử dụng các từ khoá mà trang đang nhắm mục tiêu, nhưng cũng tạo ra một mô tả hấp dẫn mà người tìm kiếm muốn nhấp chuột. Nó phải có liên quan trực tiếp đến nội dung của trang mà nó mô tả, và duy nhất không giống với một trang nào khác trên website để tránh bị trùng lặp mô tả meta.
Mục đích của thẻ mô tả
Mục đích chính của nó là giúp khách truy cập từ Google search đọc và quyết định có nhấp vào liên kết của bạn hay không. Nói cách khác, các mô tả meta để tạo ra các nhấp chuột từ các công cụ tìm kiếm tới trang của bạn.
Thẻ mô tả có là Yếu tố xếp hạng của Google?
Google đã công bố vào tháng 9 năm 2009 rằng cả mô tả meta lẫn meta keyword đều không phải là yếu tố xếp hạng của Google cho tìm kiếm trên web.
Tuy nhiên Mô tả Meta có thể ảnh hưởng đến CTR của trang (tỷ lệ nhấp chuột: là một yếu tố xếp hạng) trên Google có thể tác động tích cực đến khả năng xếp hạng của trang.
Vì lý do đó, việc tối ưu thẻ mô tả rất quan trong cũng như tối ưu thẻ Title tag, điều quan trọng cần nỗ lực tập trung vào viết thẻ mô tả meta như là lời quảng cáo hấp dẫn để đưa người dùng mục tiêu đến trang web của bạn.
Cách viết thẻ Meta Description tối ưu nhất
Viết lời quảng cáo hấp dẫn
Thẻ mô tả meta có chức năng của một lời quảng cáo. Nó thu hút người đọc đến một trang web từ SERP, do đó là một phần quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Việc tạo một mô tả hấp dẫn và sử dụng các từ khóa quan trọng có thể cải thiện tỷ lệ nhấp chuột cho một trang web.
Để tối đa hóa tỷ lệ nhấp chuột trên các trang kết quả tìm kiếm, điều quan trọng cần lưu ý là Google và các công cụ tìm kiếm khác thường in đậm các từ khoá trong mô tả khi chúng khớp với truy vấn tìm kiếm. Văn bản in đậm này có thể thu hút đôi mắt của người tìm kiếm, vì vậy bạn nên kết hợp viết mô tả với các cụm từ tìm kiếm càng sát càng tốt.
Hãy viết mô tả meta như những lời quảng cáo hấp dẫn |
Tránh trùng lặp thẻ mô tả meta
Giống như các thẻ tiêu đề , điều quan trọng là mô tả meta trên mỗi trang là duy nhất. Nếu không, bạn sẽ kết thúc với các kết quả SERP giống như sau:
Tránh trùng lặp nội dung thẻ mô tả cho các trang khác nhau |
Một cách để các mô tả meta không trùng lặp là thực hiện lập trình để tạo các mô tả meta duy nhất cho các trang tự động.
Mô tả meta nên có lời kêu gọi hành động tích cực
Tất nhiên rồi. Nếu bạn xem xét mô tả meta như lời mời gọi đến trang, bạn không nên chỉ làm cho nó có, mà nên tận dụng cơ hội để viết một mô tả như lời mời gọi hấp dẫn người đọc.
Một số Lời mời gọi tích cực, những từ phù hợp không quá đà như:
- Tìm hiểu thêm
- Khám phá ngay
- Hãy thử
- Miễn phí
Viết thẻ mô tả hấp dẫn bạn tham khảo các bài về nghệ thuật viết sau:
Nó phải phù hợp với nội dung của trang.
Cái này rất quan trọng. Google sẽ phát hiện những mô tả meta lừa người truy cập nhấp vào. Nó thậm chí có thể phạt các trang web tạo ra các mô tả meta kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Bên cạnh đó, có thể nó sẽ tăng tỷ lệ thoát và chỉ tác động tiêu cực tới site của bạn.
Do vậy bạn nên viết mô tả meta khớp với nội dung trên trang, viết chân thực không thổi phòng sự thật kiểu khi đưa người dùng đến được trang nhưng người đọc lại thất vọng về những gì bạn quảng cáo ở thẻ mô tả, như vậy time onsite sẽ thấp lại tác động tiêu cực tới xếp hạng.
Nó nên chứa từ khoá mục tiêu
Nếu từ khoá tìm kiếm khớp với văn bản trong mô tả meta, Google sẽ có xu hướng sử dụng mô tả meta và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều đó sẽ làm cho liên kết liên quan nhiều hơn.
Từ khóa được bội đậm trong trang kết quả tìm kiếm |
Không bao gồm dấu ngoặc kép
Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong HTML của mô tả meta, Google sẽ cắt mô tả đó tại dấu ngoặc kép trên trang kết quả tìm kiếm. Để tránh điều này xảy ra, cách tốt nhất của bạn là xóa tất cả các ký tự không phải chữ và số trong mô tả meta. Tránh sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả để tránh bị cắt ngắn khi xuất hiện trên SERP.
Đôi khi sẽ tốt hơn nếu không viết thẻ mô tả meta
Nếu trang đang nhắm mục tiêu đến lưu lượng truy cập từ khóa dài (ba hoặc nhiều từ khóa), đôi khi nên để công cụ tìm kiếm tự quyết định chọn văn bản cho mô tả meta. Lý do rất đơn giản: Khi các công cụ tìm kiếm chọn một mô tả meta, họ luôn hiển thị các từ khoá và các cụm từ xung quanh mà người dùng đã tìm kiếm.
Nếu bạn viết mô tả meta không tốt, những gì bạn chọn để viết có thể làm giảm sự liên quan, các công cụ tìm kiếm thực hiện một cách tự nhiên, tùy thuộc vào truy vấn.
Cảnh báo khi bỏ qua thẻ mô tả meta: Lưu ý rằng các trang chia sẻ xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ mô tả meta của trang để xuất hiện khi trang được chia sẻ trên MXH. Nếu không có thẻ mô tả meta, các trang web MXH có thể chỉ sử dụng văn bản đầu tiên mà chúng tìm thấy, điều này có thể tạo trải nghiệm người dùng không tốt khi thấy chia sẻ của bạn trên mạng xã hội.
Mô tả meta xuất hiện trong mxh facebook |
Đau đầu: Khi các công cụ tìm kiếm không sử dụng mô tả meta của bạn
Trong một số trường hợp, các công cụ tìm kiếm có thể không sử dụng mô tả meta của bạn trong HTML. Điều này xảy ra là không thể đoán trước, nhưng nó thường xảy ra khi Google nghĩ rằng mô tả meta hiện không đáp ứng đầy đủ truy vấn của người dùng và xác định một đoạn trên trang phù hợp hơn với truy vấn của người tìm kiếm.
Bạn quan tâm tới việc áp dụng SEO cho bài viết của mình và cần có một bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết để có thể tự học được hãy đọc: Hướng dẫn làm SEO web trong 9 ngày với Full Tài liệu PDF
Tóm kết
Tối ưu thẻ Meta Description cho trang web là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng, điều này được làm tốt nó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng click qua các trang kết quả, cũng như trên website hoặc khi chia sẻ qua social khi người dùng nhìn thấy nó.
Xem thêm: Cách viết Đoạn Sapo cho bài viết hấp dẫn thu hút người đọc
Chúc bạn thành công!
Dũng Hoàng, Chuẩn Web
Tham khảo: Moz & Yoast SEO
Bài viết liên quan: