7 bước sau đây sẽ giúp bạn khai thác x10 tiềm năng của ChatGPT
1. Thiết lập bối cảnh
Khẳng định rằng, khi bắt đầu với ChatGPT đưa câu hỏi bạn sẽ nhận được những câu hỏi rất là chung chung, khá ít giá trị. Vậy nên việc thiết lập bối cảnh là cực kỳ quan trọng để cho AI hiểu bạn đang làm gì, và đưa ra đáp án sâu và đúng với mục tiêu của bạn.
Tôi thường hay đưa Product brief cấu trúc đơn giản như sau:
- Sản phẩm:
- Điểm khác biệt:
- USP 1
- USP 2
- USP 3
- Lợi ích chính:
- Lợi ích 1
- Lợi ích 2
- Lợi ích 3
- Công ty/tác giả: Giới thiệu ngắn về công ty
- Tone giọng/phong cách: [Thân thiện/chuyên nghiệp/lịch sự/hài hước/đơn giản/ngắn gọn/chuyên gia/Luxury] Hoặc phong cách của các chuyên gia nổi tiếng như [Ogilvy/chris Do/ Rusell Brunson….]
Sau khi bạn thiết lập bối cảnh, nó sẽ được giữ nguyên trong suốt cuộc trò chuyện và bạn hoàn toàn có thể gọi lại sản phẩm về sau nó sẽ hiểu toàn bộ bối cảnh.
2. Viết rõ ràng nhiệm vụ và mục tiêu
Bạn muốn ChatGPT làm gì cho bạn?! Không nên viết chung chung, hãy viết cụ thể rõ ràng bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Ví dụ:
“Tạo một email cảm ơn để gửi đến khách hàng sau khi mua hàng”
“Viết một email quảng cáo để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới của chúng tôi”
“Tạo một email nhắc nhở cho một thời hạn hoặc cuộc họp sắp tới”
“ Gợi ý cho tôi 10 ý tưởng bài viết trên Facebook cho ngày 8/3 sắp tới”
Bạn đang nắm trong tay một siêu robot, đừng để nó bảo rằng “bạn không biết cách sử dụng” nhé!
3. Xác định vai trò hoặc phong cách của Chatbot
Có thể đặt bối cảnh như các bước bên trên đã có đáp án tốt hơn nhiều rồi. Tuy nhiên bạn còn có thể cải thiện chất lượng kết quả bằng cách yêu cầu ChatGPT đóng vai trò cụ thể hoặc với phong cách cụ thể
Ví dụ:
“Act like: Email marketing Copywriter…”
“Hành động như: Chuyên gia Email marketing copywriter. Viết cho tôi …”
“Viết cho tôi bài Email marketing với [Chủ đề] theo phong cách viết của David Ogilvy”
4. Trainning AI để cải thiện kết quả
Hãy cho AI ăn dữ liệu, ăn càng nhiều nó càng đưa ra kết quả tốt.
Có các cách đơn giản sau để tạo thêm dữ liệu cho AI:
- Cách 1: Tự copy nội dung đưa lên
- Cách 2: Hỏi và yêu cầu ChatGPT lôi ra dữ liệu từ database của nó.
- Ví dụ: Khi viết quảng cáo facebook. Bạn có thể hỏi thêm những câu sau để cung cấp thêm bối cảnh:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu nào phù hợp với sản phẩm này?
- Họ gặp phải vấn đề/ nỗi đau gì liên quan tới sản phẩm trên?
- Họ có ước mơ/mong muốn gì?
- Viết ra một câu chuyện đầy cảm xúc khoảng 500 từ nói về một khách hàng mục tiêu đang đối diện vấn đề … trong khi anh ta mong muốn [Desire]… nhưng không tìm được phương pháp giải quyết.
- …
- Ví dụ: Khi viết quảng cáo facebook. Bạn có thể hỏi thêm những câu sau để cung cấp thêm bối cảnh:
Ok giờ bạn hoàn toàn có thể yêu cầu viết lại để thấy bài viết tốt hơn rất nhiều.
5. Cải tiến/tối ưu bài viết
Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ChatGPT viết thêm những mẫu bài viết khác nhau dựa trên bài viết cũ với những Promt như:
- Viết lại bài viết trên theo 3 cách khác nhau
- Viết lại bài viết trên theo công thức PAS hay 4C
- Cho tôi 10 ý tưởng tiêu đề tương tự tiêu đề sau:
- Đề xuất cho tôi 10 cách cải tiến bài viết sau theo công thức A FOREST
Tại chương Copywriting có sẵn các công thức và promt, bạn chỉ cần đưa vào sài
Từ đó bạn có rất nhiều bài viết, dựa vào kiến thức hay kinh nghiệm hãy lựa chọn những bài viết nào tối ưu nhất để triển khai A/B test.
6. Học từ AI
Khi bạn sử dụng ChatGPT, hãy sử dụng nó như một cơ hội để học thêm bằng cách hỏi nó tại sao nó đã tạo ra kết quả như vậy
Ở đây tôi hỏi nó tại sao nó đã cấu trúc email như vậy
Tôi thường hỏi tại sao nó cấu trúc bài Email marketing như vậy. Và nó giải thích như kiến thức sẽ học được trong một cuốn sách hoặc khóa học về email marketing từ một chuyên gia. Từ đó
7. Tối ưu lại bài viết dựa trên kiến thức kinh nghiệm của chính bạn
Ai dù sao vẫn là AI, nó chứa nhiều kiến thức nhưng những câu từ cách viết có thể khá khô hoặc khó hiểu, lủng củng.
Đồng thời, kinh nghiệm đời thực, những câu chuyện, những ý tưởng của bạn nhiều khi sẽ dễ hiểu và chạm vào cảm xúc hơn đối với độc giả.
Vì vậy, hãy coi AI như một công cụ giúp tối ưu hiệu suất. Và ý tưởng, câu chuyện sẽ là phong cách, thương hiệu cá nhân khách hàng ghi nhớ mãi về sau.
Bài viết liên quan: