Content là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong seo. Tôi biết rằng chỉ có content thôi là chưa đủ. Tuy nhiên, một content hay cung cấp nhiều giá trị cho người dùng sẽ khiến cho công việc SEO website dễ dàng hơn rất nhiều.
Nội dung:
#1. Content hay không phải lúc nào cũng là text
#2. Content hay là khi bạn biết sử dụng các yếu tố trực quan để giải thích các khái niệm
#3. Content tốt sử dụng các yếu tố tương tác mang lại nhiều trải nghiệm ngoài việc đọc
#4. Content hay phải tổng hợp được nội dung của top 10 kết quả tìm kiếm
#5. Content hay được xây dựng trên sự đồng cảm và thấu hiểu
#6. Content hay được định dạng một cách đơn giản và hiệu quả
#7. Content hay được viết bởi người có chuyên môn trong lĩnh vực
#8. Content hay phải có trọng tâm rõ ràng
#9. Content hay phải được tối ưu về Entity
#10. Content hay vừa đủ dài để bao phủ hết thông tin và càng ngắn càng tốt
Nhưng điều gì làm cho Content trở nên tuyệt vời ? Đó chính là câu hỏi mà tôi sẽ giúp bạn trả lời qua những ví dụ thực tế và minh họa rõ ràng nhất!
#1. Content hay không phải lúc nào cũng là text
Việc cho rằng content = text (văn bản) là điều hoàn toàn sai lầm.
Content cũng bao gồm nhiều định dạng nội dung tối ưu khác như:
- hình ảnh
- biểu đồ
- video
- slide thuyết trình
- infographic
- meme
Đôi khi một hình ảnh đáng giá hơn cả ngàn từ ngữ!
Như ví dụ này chẳng hạn, tôi chẳng cần phải viết nhiều vì tự biểu đồ này đã nói lên hết mọi thứ.
Top 6 dạng Content thông dụng nhất được B2B Marketer sử dụng |
Trên thực tế, tôi khuyên bạn nên vượt ra khỏi suy nghĩ về content chỉ là text. Thay vào đó, hãy tạo nên càng nhiều dạng content đặc biệt càng tốt để từ đó thu hút sự chú ý của người dùng truy cập vào website. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm 23 cách viết content hay.
#2. Content hay là khi bạn biết sử dụng các yếu tố trực quan để giải thích các khái niệm
Các yếu tố trực quan (visual) đã được tối ưu giúp người dùng dễ dàng lướt qua sơ bộ và nắm bắt nội dung. Và đặc biệt, chúng làm cho các khái niệm khó nhằn trở nên dễ hiểu hơn so với các định dạng thông thường.
Một mẫu infographic mang tính trực quan |
Trong thực tế, các loại hình content trực quan rất được ưu ái và chia sẻ trên mạng xã hội. Và thậm chí, đôi khi còn được sử dụng trong các bài viết blog hay bài thuyết trình giúp mang lại nhiều backlinks cho website.
Bên cạnh việc cải thiện chất lượng hay khả năng đọc của văn bản, các yếu tố trực quan này còn làm cho content được thu hút và dễ dàng được chia sẻ hơn bởi hình ảnh thú vị có thể thu hút người dùng trên các trang mạng xã hội chỉ trong vài giây.
Sử dụng hình ảnh để minh họa các tổng thư ký Trung Quốc và trợ lý của họ qua các thời kỳ |
Logo của Apple qua từng năm |
Các thống kê thực tế cho thấy:
- Mọi người ghi nhớ 80% những gì họ xem, nhưng chỉ nhớ được 20% những gì họ đọc
- Doanh nghiệp sử dụng Infographic tăng trưởng về traffic gấp 12% so với những doanh nghiệp không sử dụng
- Infographic đạt được 95% tỷ lệ đọc – hiểu của người dùng, trong khi với văn bản thông thường, tỉ lệ này là 70%
- Infographic có tỉ lệ được đọc hơn 80% so với văn bản thuần túy
#3. Content tốt sử dụng các yếu tố tương tác mang lại nhiều trải nghiệm ngoài việc đọc
Bên cạnh các yếu tố trực quan, trải nghiệm tương tác cũng là một phần đáng chú ý trong Content marketing giúp thu hút người dùng. Và một trong những định dạng content mang tính tương tác thường được sử dụng chính là khảo sát (survey) và câu đố (quizz).
Một mẫu khảo sát ý kiến cuối bài viết tại kenh14.vn |
Các loại nội dung mang tính tương tác cao thậm chí còn thường được chia sẻ và giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn. Từ đó, khả năng cao là họ sẽ đọc hết toàn bộ nội dung, nhấp vào các bài viết khác hay quay lại website trong lần tìm kiếm thông tin kế tiếp.
Tuy nhiên, trước tiên bạn cần đảm bảo tối ưu hóa tiêu đề, meta description và thêm các yếu tố tự động vào pages. Đặc biệt là khi bạn mã hóa các yếu tố trải nghiệm tương tác trong Javascript.
Hơn thế nữa bạn cũng cần cung cấp những tín hiệu để các công cụ tìm kiếm biết được sự hiện diện của các yếu tố trải nghiệm tương tác này có trên website.
#4. Content hay phải tổng hợp được nội dung của top 10 kết quả tìm kiếm
Google luôn muốn cung cấp những kết quả tốt nhất cho những truy vấn của người dùng. Kết quả này được định nghĩa là câu trả lời chính xác, phù hợp, rõ ràng và mạch lạc nhất được đưa ra từ những nguồn uy tín nhất có thể.
Điều đó có nghĩa là:
- bài viết của bạn cần tóm tắt và tổng hợp 10 URL xuất hiện ở trang 1 của truy vấn đó
- website hay bài viết đó của bạn có thẩm quyền (authority) cao nhất
Hãy chú ý cách viết tiêu đề cũng như meta description của 10 đối thủ đứng top đầu này, từ đó cố gắng tạo ra một tiêu đề và thẻ mô tả nổi bật, đồng thời truyền tải một giá trị nhất định.
Một khía cạnh quan trọng khác là content của bạn cần cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của người dùng.
Tính năng “People also ask” của Google giúp bạn viết content tốt hơn |
Bằng cách search keyword SEO bằng tiếng anh của bạn và xem hộp thoại “People also ask”, nó làm tăng mức độ liên quan của content và tăng khả năng xếp hạng của các ô trả lời này.
Tính năng này đã xuất hiện ở Google quốc tế, còn tại thị trường Việt Nam thì vẫn đang được phát triển. Tuy nhiên bạn vẫn nên áp dụng trước cho nội dung của mình.
Đây cũng là một trong 10 bước để triển khai SEO Entity với content hiệu quả.
#5. Content hay được xây dựng trên sự đồng cảm và thấu hiểu
Đồng cảm là chìa khóa chính để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bạn cần hiểu rõ vấn đề mà người dùng đang gặp phải thông qua những truy vấn của họ.
Thông thường Google khá tinh ý trong việc hiểu được mong muốn của người dùng.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm với cụm từ “làm gì khi bắt đầu kinh doanh”. Google hiểu được rằng bạn đang muốn tìm kiếm các bước tổng hợp cần thực hiện khi mở doanh nghiệp.
Vì thế nó sẽ cho ra một đoạn hệ thống các bước theo đúng ý định của người dùng. Vì thế, content nào có cấu trúc gần giống nhất sẽ được ưu tiên hiển thị lên vị trí top đầu.
Tương tự thì các câu trả lời liên quan như “kinh doanh gì với ít vốn”, “các vấn đề pháp lý khi kinh doanh”,… cũng sẽ được Google đánh giá cao.
#6. Content hay được định dạng một cách đơn giản và hiệu quả
Cung cấp thông tin là cần thiết nhưng những thông tin này còn cần được trình bày, bố cục rõ ràng giúp người đọc dễ tiếp thu.
Bạn nên sử dụng các gạch đầu dòng (bullet point), đánh số thứ tự (ordering) và chèn thêm các heading, bảng biểu minh họa để bố cục bài viết trông gọn gàng và có tổ chức hơn.
Sử dụng bảng để định dạng nội dung một cách dễ đọc |
Không những thế, content phải được thiết kế sao cho thân thiện với các thiết bị di động, máy tính với các font chữ dễ nhìn, có tiêu đề, chú thích hình ảnh rõ ràng giúp phân biệt với các phần còn lại.
Responsive design giúp content hiển thị tốt hơn trên nhiều thiết bị khác nhau |
#7. Content hay được viết bởi người có chuyên môn trong lĩnh vực
Vấn đề chuyên môn cũng khá quan trọng đối với content trong Organic Search.
Người tốt nhất để viết về các vấn đề trong kinh doanh hay nghĩa vụ pháp lý nên là một luật sư am hiểu về việc thành lập doanh nghiệp. Một người ngoài cuộc chỉ có thể viết được những kiến thức tổng quát. Họ không thể hiểu được sự phức tạp, những rào cản hay các ứng dụng thực tế.
Cũng giống như việc bạn tìm kiếm cụm từ « làm gì khi bắt đầu kinh doanh », Google sẽ hiển thị tên một số cuốn sách được viết bởi những chuyên gia.
Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn trên các trang kết quả của Google để có tạo dựng được những content tốt nhất có thể.
Những bài viết của các tác giả là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cụ thể thường có những chức danh cụ thể. Ví dụ như: Tiến sĩ hay Giáo sư,…
#8. Content hay phải có trọng tâm rõ ràng
Google Cloud Natural Language API hiểu được rằng content của bạn có đang tập trung vào chủ đề bài viết hay không. Nó có khả năng hiểu được những thực thể entity liên quan đến chủ đề và do đó nó có thể đo lường mức độ liên quan của chúng thông qua “Topic Relevance”.
Google NL API nhận diện entity liên quan đến chủ đề bất động sản (real estate) trong nội dung content |
Ví dụ khi bạn viết về ô tô, bạn cũng nên viết về những vấn đề khác liên quan như màu sắc, giá tiền mua ô tô, kính chắn gió,… Các chủ đề phụ này có những nội dung khác nhau nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến chủ đề của xe ô tô.
#9. Content hay phải được tối ưu về Entity
Entity (thực thể) là những sự vật, sự việc, con người, … như địa điểm, tên hay một khái niệm nào đó. Các thực thể này được nhóm lại thành chủ đề theo một mối quan hệ nhất định.
Google đã sử dụng khái niệm Entity này để xây dựng nên Sơ đồ Tri thức (Google knowledge graph) và mở rộng sang Sơ đồ Tri Thức 2.0.
Điều quan trọng nhất chính là bạn cần đề cập đến từ khóa chính (thực thể chính của bài) trong các mục:
- Meta Title
- URL
- Nội dung bài viết
Ngoài ra, bạn cũng cần thêm từ khóa chính vào:
- Meta description
- Tiêu đề bài viết
- H1
- Thẻ alt cho hình ảnh
- Internal links
Quan trọng hơn hết là bạn cần đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng, phủ rộng nội dung sang các thực thể liên quan (relevant entity), cũng như xây dựng content cung cấp nội dung hữu ích, mang tính giải trí cao.
Như tôi đã đề cập trước đó, đoạn text văn bản trong bài phải phủ rộng các chủ đề con, nhưng nếu bạn muốn chắc chắn rằng mình đã phủ luôn cả các thực thể liên quan, bạn có thể sử dụng các tool như:
- Searchmetrics Content Experience Suite
- Clearscope
- Google Natural Language API
#10. Content hay vừa đủ dài để bao phủ hết thông tin và càng ngắn càng tốt
Bài viết dài không phải là mục tiêu bắt buộc phải đạt được, nhưng thường thì bài viết dài chứa nhiều sub-topic cũng như cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên nó chỉ tốt khi nó chứa đựng những thông tin hữu ích chứ không phải những thông tin vô bổ dài dòng.
Kết luận: Nhận thức của Google về khái niệm “content hay” luôn thay đổi theo thời gian
SEO luôn thay đổi từng ngày. Và content cũng vậy!
Trong thời gian đầu khi SEO mới xuất hiện thì SEO chỉ đơn giản là chèn vài từ khóa là có thể lên top.
Năm 2018, yếu tố tương tác của người dùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá chất lượng content. Đánh giá mức độ tương tác của người dùng là một điều khó để thực hiện hay đo lường được chính xác, bởi không có một quy chuẩn nhất định cho các chỉ số bounce rate, time onsite, CTR, … theo ngành nghề hay dạng website..
Mỗi loại hình content và lĩnh vực kinh doanh, loại hình web đều có thang đo riêng. Ví dụ như một truy vấn từ người dùng để xem “kết quả bóng đá” không thể có thời gian trên trang (time onsite) lên đến 10 phút như những tìm kiếm về “nghiên cứu về bệnh HIV” được.
Điều quan trọng nhất là: Bạn nên chú trọng nhìn vào cách mà người dùng tương tác với chất lượng của content đó hơn là việc tập trung vào số lượng content bạn tạo ra. Và bởi vì Google đánh giá cả 2 yếu tố chất lượng lẫn số lượng, bạn vẫn nên chắc chắn rằng content của mình được tối ưu cả về yếu tố “kĩ thuật”.
Nguồn: GTV SEO
Bài viết liên quan: