Theo một thống kê khách truy cập thường không đọc toàn bộ bài viết mà chỉ đọc 20% nội dung trên trang của bạn vậy làm cách nào để trình bày bài viết giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh hơn

Người đọc trang web trực tuyến không giống như học đọc cuốn sách hay đọc báo giấy, họ đọc lướt và muốn tìm được câu trả lời nhanh nhất có thể  

Người đọc trực tuyến theo mô hình F

Đây không phải là phỏng đoán mà các nghiên cứu theo dõi đôi mắt của người đọc đã phát hiện ra rằng đa số người đọc trực tuyến theo “Mô hình F” – F Pattern được nghiên cứu bởi Neilson

Hình ảnh dưới đây là một bản đồ nhiệt, màu đỏ là người đọc dành nhiều thời gian để đọc và tìm thông tin, màu xanh dành thời gian ít hơn. 

Bản đồ nhiệt theo dõi đôi mắt thành mô hình F – F pattern
Bản đồ nhiệt theo dõi đôi mắt thành mô hình F – F pattern

 Người đọc quan tâm nhất tới nội dung của bạn là thông tin cho họ thấy càng sớm càng tốt, những thứ họ quan tâm là câu trả lời cho một vấn đề nào đó, do vậy việc làm nổi bật những cụm từ, mẩu nội dung quan trọng rất hữu ích với người dùng. 

Trang web tốt hơn 47% nếu văn bản dễ đọc

Kết quả của những nghiên cứu cho thấy trang web của bạn tốt hơn với những thống kê sau:

  • Trang web của bạn tốt hơn 53% nếu văn bản của bạn ngắn gọn và rõ ràng (đưa nhiều thông tin mà sử dụng ít từ nhất).
  • Trang web của bạn tốt hơn 47% nếu văn bản của bạn dễ đọc.
  • Trang web của bạn tốt hơn 28% nếu văn bản của bạn mang tính thông tin hơn là tập trung vào quảng cáo. 
120439 van ban de doc lam trang web tot hon
 

Nội dung của bài viết này tập trung vào trình bày nội dung giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh và dễ dàng nhất (SCAN EASY), do đó để tìm hiểu về nghệ thuật viết bạn tham khảo các bài viết sau để nâng cao kỹ năng viết để đạt đến bậc thầy về viết:

Trình bày nội dung Clean & Clear (Gọn gàng và Rõ ràng)

 Hãy ghi nhớ:Người dùng không đọc mà chỉ xem lướt trang của bạn

Làm cho văn bản dễ đọc hơn sẽ thu hút và giữ sự chú ý của độc giả

Và dưới đây là 12 cách trình bày nội dung sạch sẽ và rõ ràng giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin: 

1. Sử dụng  tiêu đề phụ Subheading – H2 hoặc H3

Chia nhỏ nội dung thành các phần (nhóm các đoạn văn), sử dụng Subheading đặt trước mỗi phần, đây chính là cách tạo cấu trúc cho bài viết, bài viết có khung và những nội dung quan trọng của bài viết thể hiện trong phần H1, H2 => dễ nắm bắt nội dung chính của bài viết. 

Các tiêu đề phụ đặt trong thẻ H2 của các phân nhóm
Những nội dung quan trọng đặt trong các Heading của bài viết tạo thành một cấu trúc
  •   Cụm từ quan trọng nhất của bài viết => Đặt tiêu đề, Headline H1
  • Những ý quan trọng của các phân nhóm (các đoạn văn) đặt trong tiều đề phụ Subheadline H2 
Các tiêu đề phụ đặt trong thẻ H2 của các phân nhóm
Các tiêu đề phụ đặt trong thẻ H2 của các phân nhóm

2. Tạo danh sách bullets

Sử dụng Bullets hoặc danh sách (5-10 items)

  • Chúng trông khác với phần còn lại của văn bản, vì vậy chúng tạo ra sự gián đoạn trực quan cho người đọc của bạn.
  • Bullet tạo ra sự quyến rũ độc giả khiến họ không thể cưỡng lại được.
  • Là cách dễ dàng để trình bày nhiều điểm. 

3. Sử dụng các đoạn văn ngắn

Người đọc rất thiếu kiên nhẫn khi phải đọc các đoạn văn bản dài lê thê, do vậy để tránh sự nản lòng và giúp người đọc đỡ mất năng lượng khi đọc, mỗi đoạn văn nên từ 3-4 dòng, không nên dài quá 5 dòng.

Cần có một ý tưởng cho mỗi đoạn, đảm bảo mỗi đoạn văn nhiều nhất là từ 3-4 câu. 

4. Tạo khoảng trắng giữa các đoạn văn

Khoảng trắng giữa các đoạn phân tách giúp độc giả dễ đọc và đỡ mất năng lượng hơn. 

Sử dụng khoảng trắng phân tách các đoạn
Sử dụng khoảng trắng phân tách các đoạn

5. Sử dụng chú thích hình ảnh

Các nghiên cứu cho thấy chú thích hình ảnh là một trong số vùng nội dung được quan tâm và đọc nhiều trong nội dung của bài viết hãy đưa hình ảnh vào bài viết phù hợp với từng ngữ cảnh và thêm những chú thích cho nó. 

Sử dụng chú thêm và thêm khoảng trắng phía trên và dưới ảnh
Sử dụng chú thích và thêm khoảng trắng phía trên và dưới ảnh

6. Sử dụng liên kết liên quan bổ sung thêm thông tin hữu ích

Các liên kết nội bộ tới nội dung liên quan sẽ giữ mọi người trên trang web của bạn và và bổ sung thêm thông tin bài viết hiện tại cho độc giả.

Liên kết ngoài cho thấy bạn đã nghiên cứu chủ đề và muốn làm nổi bật để tăng thêm sự tin cậy. Nội dung tốt sử dụng cả hai để mở rộng sự hiểu biết của người đọc và tăng thêm giá trị cho họ. 

7. Làm nổi bật những đoạn nội dung quan trọng

Thêm sự nhấn mạnh vào nội dung của bạn bằng cách tóm tắt và làm nổi bật các khái niệm quan trọng. Người đọc sẽ có thể quét qua và chọn ra những thông tin quan trọng nhất trong nháy mắt.

Đánh dấu các điểm chính bằng cách :

  • Bôi đậm
  • In nghiêng
  • Hoặc sử dụng màu sắc khác màu văn bản 

8. Khai thác sức mạnh của các con số

Danh sách được đánh số là một cách cực kỳ hiệu quả để thu hút sự chú ý và giữ cho người đọc theo định hướng. 

9. Định dạng văn bản

Chọn Font chữ dễ đọc, kích cỡ font size nên để lớn 15-16px

Khi bạn đã sử dụng các Tiêu đề phụ, đánh số, danh sách được dánh dấu đầu dòng (bullets) và các định dạng khác để làm nổi bật các yếu tố chính của bài viết, hãy đọc lại nó – chỉ nhìn vào văn bản mà bạn đặc biệt chú ý đến. 

10. Sử dụng hình ảnh và thể hiện nội dung đa phương tiện

Thể hiện và truyền tải nội dung theo nhiều cách thức khác nhau giúp người đọc dễ nắm bắt thông tin qua:

  • Hình ảnh
  • Infographic
  • Slide
  • Video 

11. Đặt thông tin quan trọng ở đầu câu và đoạn văn

Sử dụng đoạn văn bản đúng thời điểm và đúng chỗ 

12. Sử dụng Call To Action (CTA)

Tuy không liên nhiều tới phần trình bày thông tin nhưng CTA ở cuối mỗi bài viết gây sự chú ý và đem lại hiệu quả hơn cho trang web của bạn.

Cuối mỗi bài viết không quên sử dụng CTA – một lời kêu gọi hành động của độc giả thực hiện một điều gì đó theo ý định của người viết như:

  • Dẫn họ sang bài viết liên quan
  • Dẫn họ sang trang quan trọng như đăng ký tài khoản, đăng ký nhận email hoặc sang trang bán hàng của bạn
  • Hoặc thực hiện một hành động gì đó tùy theo sự kiện hoặc các dịch vụ website của bạn muốn cung cấp tới người dùng. 

Chỉnh sửa và checklist trước khi xuất bản

  • Đọc lại bài viết và chỉnh sửa lại những đoạn tối nghĩa, khó hiểu
  • Đảm bảo bài viết không bị sai chính tả
  • SEO Checklist – Xem cụm từ quan trọng nhất (targeted keywords) đã phân bổ những nơi cần thiết chưa?
    • Headline: Heading 1 – Tiêu đề bài viết
    • Đoạn văn đầu tiên chứa keyword?
    • SubHeadline: Heading 2 – chứa cụm từ quan trọng?
    • Heading 3 – chứa cụm từ chính hoặc cụm từ bổ trợ (đồng nghĩa)?
    • Trong thẻ ALT của ảnh
    • Trong mô tả ảnh
    • Phần cuối bài viết
    • Đảm bảo cụm từ chính xuất hiện ít nhất 3 lần trong bài viết.
    • Chèn Anchor Text, liên kết liên quan
    • Làm nổi bật những mẩu nội dung quan trọng, Bold, Italic
    • Sử dụng Bullets, danh sách dùng bullets hoặc đánh số
  • Mọi thứ OK => Xuất bản
  • Chia sẻ lên G+, facebook của cá nhân, fanpage của trang, sử dụng URL shorten qua tool https://goo.gl/ để post link này lên các fanpages 

Tóm kết

Hãy đưa điểm quan trọng nhất lên phía đầu bài viết, phía đầu của mỗi đoạn, trong các nhóm  đoạn(3-4 đoạn)  hay đưa ra điểm quan trọng nhất lên thẻ H2(sub-heading) bạn đã đánh dấu và làm nổi bật, và sử dụng những kỹ thuật ở trên.

Những cách định dạng văn bản này làm bạn mất thêm thời gian nhưng nó giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin nhanh nhất, do vậy hãy áp dụng thường xuyên và liên tục nếu bạn muốn nội dung của mình được người đọc đón nhận và không bị ngó lơ.

Tối ưu trải nghiệm đọc là một phần trong Cách viết bài chuẩn SEO bạn muốn tối ưu bài viết toàn diện về cách lựa chọn từ khóa, cách cấu trúc bài viết với các thẻ heading, cách viết thu hút độc giả? đây là bài viết bạn cần: https://chuanweb.com/seo-content/cach-viet-bai-chuan-seo-157099.html

Chúc bạn thành công! 

Dũng Hoàng, Chuẩn Web